Ảnh hưởng Buôn bán động vật hoang dã

Tác động của việc mua bán động vật hoang dã ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh và góc độ, trước hết nó sẽ làm suy giảm nguồn protein cho cộng đồng nghèo ở vùng sâu vùng xa phụ thuộc vào động vật hoang dã cho nhu cầu tự cung tự cấp vì khi thú rừng đã bị bắt sạch thì những người dân bản địa, các bộ tộc, bộ lạc trong rừng sâu sống dựa vào nguồn thịt rừng sẽ không còn cái ăn. Nạn buôn bán động vật hoang dã còn là sự thách thức pháp luật và các nỗ lực của quốc gia, và cộng đồng quốc tế, từng bước phá hủy các di sản và nguồn lợi quốc gia.

Nó sẽ gia tăng áp lực lên công tác bảo vệ thiên nhiênđa dạng sinh học, gây áp lực dữ dội lên các khu bảo tồn thiên nhiên và áp lực lên quần thể của các loài động vật bản địa đang được bảo vệ. Sinh cảnh tự nhiên của các loài bị suy giảm và chia cắt, giảm mật độ cá thể của hầu hết các loài dẩn đến nhiều loài bị biến mất hoặc trở thành rất hiếm, nó sẽ tạo ra gánh nặng cho thế hệ sau trong việc phục hồi các hệ sinh thái, những thiên đường đã mất, phục hồi quần thể các loài, xử lý các hậu quả của việc phá hủy thiên nhiên phải chi trả các khoản nợ phát triển.

Về kinh tế

Thu nhập từ buôn lậu động vật
Ngà voi chạm trỗ để kiếm tiền bẩn và vũ khí

Buôn bán động vật hoang dã là guồn thu nhập quan trọng cho các thợ săn, đó cũng là lợi nhuận lớn cho các chủ buôn do sự gia tăng đột biết về nhu cầu nuôi như song song đó nó sẽ góp phần làm thiếu các cơ hội việc làm và tạo thu nhập, đói nghèo, mất đất của những người còn lại. Buôn lậu động vật hoang dã đem lại các khoản thu nhập bất hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân tội phạm nhưng nó đã gây thiệt hại cho nền kinh tế của các quốc gia bao gồm chi phí để bảo tồn, bảo vệ, ngăn chặn việc săn bắt, buôn bán tại quốc gia nơi nó diễn ra, việc bắt và buôn bán, khai thác sạch các loài động vật quý hiếm khiến hệ sinh thái trơ trọi và không còn sức sống, sự quyến rũ, từ đó ảnh hưởng đến ngành du lịch thông qua việc các cơ hội du lịch và phát triển các dịch vụ du lịch bị mất đi do đối tượng du lịch không còn.

Thu nhập từ các hoạt động buôn bán động vật hoang dã ở vào khoảng 91 đến 258 tỷ USD/năm. Chợ đen cho các sản phẩm này là một trong những thị trường sinh lợi lớn nhất, động vật hoang dã đang trở thành món hàng cấm hái ra tiền chỉ sau ma túy và vũ khí.Số liệu năm 2016 cho thấy, giá trị thị trường của hoạt động buôn bán động vật hoang dã toàn cầu ước tính ít nhất 5 tỉ USD và có thể lên đến 20 tỉ USD mỗi năm. Thị trường buôn bán động vật hoang dã mang lại khoản lợi nhuận lớn cho các băng đảng tội phạm, lên tới 23 tỷ USD/năm. Buôn bán động vật có thể gặt hái được lợi nhuận đáng kể như một con rùa Ploughshare (Astrochelys yniphora) duy nhất từ Magagascar (chỉ có 400 ước tính còn lại trong tự nhiên) có thể bán thu được 24.000 đô la Mỹ.

Các nghiên cứu ước tính rằng, các vụ tịch thu buôn bán mỗi năm hàng ngàn tấn động vật hoang dã bất hợp pháp chỉ chiếm khoảng 20% trở xuống con số thực tế. Riêng tổng doanh thu hàng năm từ buôn bán động vật hoang dã trái phép ở Việt Nam khoảng 66,5 triệu USD. Chính lợi nhuận khổng lồ này đã khiến cho việc chống lại các hoạt động buôn bán bất hợp pháp các động vật hoang dã nguy cấp ở Việt Nam trở nên phức tạp. Mỗi năm hàng ngàn tấn động vật hoang dã và hàng trăm ngàn cá thể bị tiêu thụ trong nước hoặc buôn lậu ra nước ngoài, nếu trót lọt một chuyến hàng động vật hoang dã ra các tỉnh biên giới phía Bắc tiêu thụ, lãi đến 30-40% nên đối tượng vi phạm bất chấp cả pháp luật, dùng thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, manh động sẵn sàng chống trả quyết liệt người thi hành công vụ.

Các lực lượng giết sinh vật quý hiếm của thế giới rất tinh vi và quyền lực, các thành viên của tổ chức khủng bố và các tổ chức tội phạm (tội phạm có tổ chức) thực hiện việc buôn bán bất hợp pháp trong hàng trăm triệu loài động vật có tầm cỡ xuyên quốc gia để tài trợ mua vũ khí, gây xung đột dân sự và rửa tiền từ các nguồn bất hợp pháp. Những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia này thực hiện tài trợ và gầy dựng mạng lưới những kẻ săn trộm, cò mồi trung gian, buôn lậu, kết nối nhu cầu giữa người bán và người mua. Các hoạt động săn trộm có vũ trang, được tổ chức một cách bài bản, tinh vi do đó có sự nguy hiểm, táo tợn, chẳng hạn như các vụ tấn công giết người năm 2012 tại ChadCộng hòa Congo thậm chí đã chiếm được các trụ sở của cơ quan. Sự hấp dẫn của lợi nhuận, một phần là nguy cơ bị phát hiện và nhận sự trừng phạt thấp hoặc chịu trách nhiệm pháp lý nhẹ nhàng hơn so với buôn bán ma túy.

Các băng nhóm tội phạm thu được số tiền có thể lên tới 23 tỷ USD/năm từ việc buôn bán các loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng, các băng nhóm tội phạm quốc tế đã và đang giết chết hàng chục nghìn loài động vật hoang dã và đẩy chúng vào nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có hổ, voi và tê giác. Quỹ Freeland là một tổ chức chống buôn bán động vật hoang dã cung cấp thông tin về nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã báo cáo về việc xuất hiện nhiều đường dây và nhân vật mới có máu mặt trong hoạt động buôn lậu các loài động vật hoang dã ở khu vực châu Á. Trên thị trường chợ đen, buôn bán động vật hoang dã là lĩnh vực có lợi nhuận cao thứ tư sau thị trường buôn bán ma túy, buôn người và buôn lậu vũ khí. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại nhất là việc thực thi luật pháp quốc tế với nạn buôn bán động vật hoang dã còn yếu, thậm chí là đang bị thả nổi.

Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Royal United Services Institute (Anh) gọi đó là nỗ lực cấp bách bởi sự tiến hóa nhanh chóng của tội phạm động vật hoang dã. Báo cáo này nhận định các cơ quan chống loại tội phạm này cần tiến hành điều tra tài chính sau mỗi lần phá án để phanh phui những mạng lưới rộng lớn hơn cũng như những khoản tiền bất chính có thể bị đóng băng hoặc tịch thu. Bọn buôn lậu thu lợi từ việc sử dụng tiền ảo để giao dịch hoặc dự trữ các bộ phận động vật có độ bền cao như vảy tê tê hay ngà voi nhằm kiểm soát thị trường. Việc tập trung điều tra các mối liên hệ giữa bọn săn bắt trộm, buôn lậu và những kẻ tài trợ cho hoạt động bất hợp pháp này có khả năng thay đổi cục diện. Nạn buôn lậu đã tăng lên trong những năm gần đây, tỉ lệ thuận với đà tăng thu nhập của người dân châu Á.

Trong khi săn bắn đang dần mất đi tầm quan trọng trên phương diện sinh kế của cộng đồng địa phương thì đối với một số thôn, săn bắn vì mục đích tự cung tự cấp vẫn quan trọng xét trên mục đích cung cấp nguồn thực phẩm cho nhiều hộ gia đình, đặc biệt những hộ thiếu đất canh tác và thiếu lương thực. Tuy nhiên, các loài , cua, ếch nhái, ốc đánh bắt được vẫn là nguồn thực phẩm quan trọng cho phần lớn cộng đồng dân cư nay đang hao hụt. Hầu hết động vật hoang dã săn bắt được đều bị bán thay vì tiêu thụ trong cộng đồng địa phương như trước đây. Sự thương mại hoá này thể hiện rõ bởi các thợ săn chuyên nghiệp, những người mà thu nhập của họ từ hoạt động săn bắn chiếm tỷ phần lớn trong tổng thu nhập hộ. Đối với một vài người trong số thợ săn chuyên nghiệp này, trở thành thợ săn vì phần nhiều bởi lối sống hơn là mục đích kinh tế đơn lẻ, khi mà chỉ riêng giải pháp về kế sinh nhai không thể kiểm soát hay ngăn chặn được hoạt động săn bắn.

Do sự suy giảm số lượng các loài, săn bắn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu rất lớn sang Trung Quốc vì mục đích làm thuốc (đặc biệt các loài có giá trị cao như hổ, gấu, tê tê) đã chuyển hướng sang vùng rừng thuộc Lào. Săn bắn các loài như nai, lợn rừng, nhím, rắn và thú ăn thịt nhỏ vì mục đích buôn bán thực phẩm tiêu thụ tại các nhà hàng đặc sản thay vì mục đích tự cung tự cấp trước đây do ảnh hưởng của giá cả thị trường tăng cao, nhu cầu của các tầng lớp trung lưu ở các thị trấn huyện và đô thị lớn. Sự thương mại hoá động vật hoang dã gia tăng mức độ tinh vi của các hình thức săn bắn. Giá cả thị trường tăng cao gây nên sự gia tăng các loại tội phạm như hối lộ, tham nhũng, các hình thức vận chuyển trái phép để qua mắt cơ quan chức năng.

Trong nhiều trường hợp, người dân bộ lạc đã trở thành nạn nhân của thảm họa săn trộm[7] Do nhu cầu buôn bán trái phép động vật hoang dã gia tăng, người dân các bộ lạc thường là nạn nhân trực tiếp của các biện pháp thực hiện để bảo vệ động vật hoang dã. Họ bị ngăn cản săn bắt để kiếm thức ăn và thường xuyên bị đuổi khỏi vùng đất của họ một cách bất hợp pháp sau khi thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ động vật[8] Những người thuộc bộ lạc thường bị buộc tội sai là góp phần vào sự suy giảm động vật như trường hợp của Ấn Độ, họ phải chịu gánh nặng của các biện pháp chống săn trộm hổ, [9] bất chấp lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của quần thể hổ trong thế kỷ 20 là do sự săn lùng của thực dân châu Âu và giới tinh hoa Ấn Độ. [10] Trên thực tế, trái với ý kiến chung, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy họ điều chỉnh và quản lý quần thể động vật một cách hiệu quả. [11].

Sức khỏe

Việc buôn bán động vật hoang dã còn góp phần đưa mầm bệnh đe dọa sức khỏe cộng đồng, sản xuất nông nghiệp và đa dạng sinh học. Sự lây lan của bệnh do động vật gây ra (động vật lây truyền bệnh) ảnh hưởng đến cả sức khỏe con người cũng như đe dọa động vật hoang dã bản địa và hệ sinh thái tự nhiên. Theo Văn phòng Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ Hoa Kỳ (US Government Accountability Office) thì có đến gần 75% các căn bệnh mới nổi lây nhiễm cho con người đến từ các loài động vật, nhất là các loài động vật máu nóng như loài thú (động vật có vú) và các loài chim. Mối liên hệ giữa buôn bán động vật hoang dã và dịch bệnh bùng phát được đặt câu hỏi nghi vấn, mặc dù sự bùng phát của một số bệnh đã nghi ngờ có liên quan đến động vật buôn lậu.

Ngoài ra, các dịch bệnh lạ bùng phát trên cây trồng, vật nuôi cũng được coi là một trong những nguyên nhân từ việc buôn bán động vật hoang dã. Việc mua bán để tiêu thụ thức ăn từ các loài động vật hoang dã tạo ra các thói quen sử không khoa học như thức ăn thiếu an toàn như cách thức sử dụng kỳ quái, ăn máu sống, uống máu sống, ăn não sống (não hầu chẳng hạn), ăn nội tạng, nếu như việc tiêu thụ các loài vật nuôi đã có từ lâu đời và có các cách chế biến truyền thống thì việc tiêu thụ động vật hoang dã thì không thường xuyên, dẫn đến là một trong nhũng nguy cơ gây ra mất vệ sinh an toàn thực phẩmngộ độc thực phẩm của con người, chưa kể các loài thú hoang vốn mang nhiều ký sinh trùng trong tự nhiên.

Môi trường

Một cảnh phá rừng

Các hình thức buôn bán hoặc sử dụng động vật hoang dã khác nhau (sử dụng, săn bắt, bẫy, thu hái hoặc khai thác quá mức) là mối đe dọa lớn thứ hai đối với các loài động vật có vú đang tronng tình trạng nguy hiểm và cũng được xếp hạng trong số mười mối đe dọa đầu tiên đối với các loài chim, động vật lưỡng cư[2] Việc buôn bán động vật hoang dã đã đe dọa hệ sinh thái địa phương và khiến tất cả các loài phải chịu thêm áp lực vào thời điểm chúng đang đối mặt với các mối đe dọa như bị đánh bắt quá mức. Trong chuỗi thức ăn, các loài ở bậc cao hơn đảm bảo rằng các loài ở dưới chúng không trở nên quá dồi dào (do đó kiểm soát số lượng của những loài ở dưới chúng). Động vật ở bậc thấp hơn thường không ăn thịt (mà thay vào đó là động vật ăn cỏ) và kiểm soát sự phong phú của các loài thực vật trong một vùng. Do số lượng rất lớn các loài bị loại bỏ khỏi hệ sinh thái, không thể không tránh khỏi việc các vấn đề môi trường sẽ xảy ra, ví dụ như việc đánh bắt quá mức, gây ra tình trạng dư thừa sứa.

Buôn lậu động vật hoang dã cũng có thể gây ra sự xâm nhập của các loài xâm lấn và có hại vào một hệ sinh thái, có thể gây nguy hiểm cho động vật hoang dã bản địa. Nhiều khi, do chán chê hoặc không còn thị hiếu, cảm hứng hoặc không nuôi nổi các loài động vật hoang dã dẫn đến người chủ sở hữu đã thả chúng vào môi trường hoặc có thể để các loài tẩu thoát, thất thoái, những loài này nhanh chóng thích nghi với môi trường tự nhiên mới và nhiều trong số chúng có thể là những loài xâm lấn. Các loài được đưa từ nơi khác tới cạnh tranh với các loài bản địa, thay đổi hệ sinh thái và phá hủy mùa màng, gây ra việc mất các nguồn gen và nguồn lợi lâu dài, gia tăng dịch bệnh và côn trùng phát hoại trên diện rộng.

Buôn lậu động vật hoang dã ảnh hưởng trực tiếp đến sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái khác nhau. Một số loài động vật có nhu cầu cao hơn từ những kẻ buôn lậu và người tiêu thụ, dẫn đến sự suy giảm rõ rệt của những loài này trong môi trường sống của chúng do chúng đã bị bắt gần hết, từ đó gây xáo trộn trong hệ sinh thái tự nhiên của chúng. Do việc săn bắt chim, thú rừng tuỳ tiện cùng với nạn đốt phá rừng đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, làm cho một số loài trở nên hung dữ, gây ra những thảm hoạ đối với con người như nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản xuất, nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở nhiều nơi. Trước tình hình nghiêm trọng nói trên, dư luận của quần chúng nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng, các nhà khoa học đã nhiều lần lên tiếng, đòi hỏi phải có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển động vật hoang dã.

Sự suy giảm

Các động vật bị tàn sát còn trơ xương ở châu PhiXương trắng của một con voi chết

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nêu rõ nạn săn bắn và buôn lậu bất hợp pháp đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với đời sống hoang dã, nhất là một số loài có tính biểu tượng và đang có nhiều nguy cơ bị diệt chủng nhất trên thế giới. Ngoài tê giác, voi, hổ, nhiều loài động vật nhỏ hơn cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, số lượng hổ trong tự nhiên cũng giảm mạnh so với thập kỷ trước, nguy cơ tuyệt chủng đang hiện hữu trước mắt, nhiều cá thể tê tê được vận chuyển trực tiếp qua biên giới các quốc gia, các loại rùa, trăn, linh dương và một số loài chim cũng đang suy giảm mạnh.

Buôn bán động vật hoang đã dẫn đến mức độ giết chóc chưa từng có, nó không những đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của một số động vật quý hiếm mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế và chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới. Theo ước tính, ngành kinh doanh động vật hoang dã lấy đi mạng sống của 100 con voi mỗi ngày. Mỗi năm, khoảng hơn 20.000 con voi bị giết hại để lấy ngà. Theo số liệu của Hội động vật học Luân Đôn, có hơn 10% số lượng voi châu Phi bị giết để lấy ngà trong 2 năm. Đầu thế kỷ XXI, hơn 1.000 con hổ bị săn trộm tỉ lệ này lớn khi so với số liệu 3.500 con hổ còn lại trong tự nhiên hiện nay do các nhóm bảo vệ động vật công bố. Hoạt động buôn lậu ngà voi, hầu như không có ngoại lệ, đã bị cấm từ năm 1989 sau khi số lượng voi châu Phi giảm mạnh từ hàng triệu vào giữa thế kỷ XX xuống còn chỉ khoảng 600.000 con vào cuối những năm 1980.

Tại Nam Phi, cứ mỗi ngày trôi qua lại có thêm ít khoảng 3 cá thể tê giác bị giết hại. Nạn săn trộm và buôn lậu sừng tê giác ra nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến để đáp ứng nhu cầu gia tăng tại Việt Nam, nơi sừng tê giác được sử dụng như một loại thuốc y học cổ truyền. Đặc biệt, sừng tê giác được một nhóm người trong xã hội săn lùng ráo riết vì được coi là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Cũng theo Hội động vật học Luân Đôn, tỉ lệ săn trộm tê giác ở châu phi tăng 43% giữa năm 2011 và năm 2012 và hiện vẫn đang tăng cao. Kể từ năm 2013, trung bình mỗi 11 giờ có một con tê giác bị giết hại.

Cách đây 4 thập kỷ, Zambia có khoảng 12.000 con tê giác khỏe mạnh, nhưng đến năm 1998 loài động vật này đã bị tuyệt chủng ở Zambia. Sau đó, một số con tê giác khác đã được đưa trở lại đất nước này. Việc săn tê giác rất phổ biến ở miền Nam châu Phi, đặc biệt là ở Nam Phi. Trong 8 năm gần đây 1/4 số tê giác trên thế giới đã bị giết ở quốc gia này, chiếm tới 80% số tê giác trong khu vực. Theo thống kê, hiện thế giới chỉ còn 30.000 con tê giác, bằng khoảng 5% số tê giác trên toàn cầu 40 năm về trước. Khoảng 1.000 con tê giác bị săn trộm mỗi năm và con số này không ngừng tăng lên do nhu cầu lấy sừng tê giác không hề giảm sút đi.

Quyền động vật

Trong một số trường hợp; chẳng hạn như việc bán tắc kè hoa từ Madagascar, các sinh vật được vận chuyển bằng thuyền hoặc qua đường hàng không đến người tiêu dùng. Tỷ lệ sống sót của những loài này là cực kỳ thấp (chỉ 1%)[12]. Điều này chắc chắn xảy ra bởi sự bất hợp pháp; các nhà cung cấp không thể mạo hiểm khiến những con tắc kè hoa bị phát hiện, do đó, không giao chúng một cách đơn giản. Do tỷ lệ sống sót rất thấp, điều đó cũng có nghĩa là số lượng sinh vật lớn hơn nữa (trong trường hợp này là tắc kè hoa) bị lấy đi khỏi hệ sinh thái, để bù đắp cho những tổn thất. Nhiều động vật bị nhốt hàng tháng trời ở chợ để chờ bán. Phúc lợi của động vật bị buôn bán hầu như rất nghèo nàn, với đại đa số động vật không được hưởng lấy sự tự do cơ bản nhất để không phải chịu đau đớn, đói khát, đau khổ, khó chịu và có ít cơ hội để thể hiện những hành vi bình thường[13].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Buôn bán động vật hoang dã http://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/thai-l... http://www.msnbc.msn.com/id/19092695/ http://news.nationalgeographic.com/news/2007/07/07... http://voices.nationalgeographic.com/2014/03/10/a-... http://adsabs.harvard.edu/abs/2012PLoSO...729505S http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...348..291C http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...349..481Y http://adsabs.harvard.edu/abs/2017NatSR...712852C http://scholarship.law.wm.edu/cgi/viewcontent.cgi?... http://vi.rfi.fr/viet-nam/20161119-lang-nhi-khe-%E...